Đăng bởi Nguyễn Tiến An vào lúc 08/08/2023
Bạn sở hữu một chiếc ghế sofa nỉ mềm mại và thoải mái nhưng đang gặp phải vấn đề vệ sinh? Để giúp cho chiếc ghế sofa của bạn luôn sạch sẽ và giữ được sự mềm mại và đẹp của nỉ, việc vệ sinh đúng cách là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm đúng để vệ sinh chiếc ghế sofa nỉ một cách hiệu quả. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 8+ cách vệ sinh ghế sofa nỉ đúng cách và đơn giản nhất để giúp cho chiếc ghế sofa của bạn luôn sạch sẽ và đẹp như mới.
Sau bao lâu thì giặt ghế sofa nỉ lại?
Tùy theo địa điểm bạn đặt ghế sofa, nếu nó tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn thì chỉ sau 5 tháng bạn đã phải vệ sinh 1 lần. Trong trường hợp, ghế sofa nỉ được đặt trong nhà, không gian thoáng đãng, sạch sẽ thì sau 1-2 năm bạn mới cần vệ sinh lại nó.
Mỗi loại đệm ghế đều có đính kèm 1 thẻ hướng dẫn vệ sinh ở 1 bên góc. Bên trong tấm thể sẽ nêu những điều bạn cần lưu ý khi vệ sinh đệm hoặc nếu trên đó có mã thì hãy nhập thông tin lên website của nhà sản xuất. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm theo hướng dẫn mà Vệ sinh công nghiệp 5S Japan chuẩn bị nêu ra dưới đây:
Trên ghế sẽ có những ký hiệu như:
Trường hợp ghế sofa nỉ dính phải những vết bẩn khó tẩy rửa như cà phê, thức ăn, dấu bút mực… bạn cần chọn loại nước tẩy đa năng để vừa có thể làm sạch những dấu tích trên, vừa lau nhẹ toàn bộ bề mặt ghế. Để không ảnh hưởng đến những vùng khác, sau khi được lau sơ qua thì bạn nên chọn 1 cây bàn chải lông mềm để chà sát nhẹ nhàng, theo chuyển động tròn ở vị trí có vết bẩn bám dính. Sau đó, bạn để ghế sofa khô tự nhiên hoặc dùng quạt nếu muốn đẩy nhanh tiến trình này.
Lưu ý: Không để sofa phơi khô hay tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, vì tia UV, nhiệt độ sẽ ảnh hưởng xấu đến chất liệu da.
Ưu điểm của cách làm này là:
Bột baking soda (hay còn gọi là thuốc muối, thuốc nở) là vật dụng làm sạch đa bề mặt quen thuộc với nhiều hộ gia đình. Vật dụng này tương đối dễ mua, hầu như các cửa hàng tiện lợi hay siêu thị nào cũng có bán. Thành phần cấu tạo nên loại bột này an toàn cho người sử dụng, hỗ trợ cho việc hấp thụ các chất bẩn lẫn mùi hôi. Ngược lại, khuyết điểm của baking soda là khó xóa đi những vết bẩn đã tích tụ lâu ngày. Trong trường hợp đó, bạn cần sự can thiệp của những vật dụng chuyên dụng hơn như máy phun hút, thiết bị làm sạch hơi nóng để thay thế.
Để tiến hành vệ sinh bằng baking soda, bước đầu tiên bạn cần phủi sạch những bụi bẩn có thể thấy bằng mắt thường đang nằm trên bề mặt sofa. Tiếp theo, bạn đổ 1 ít bột baking soda lên ghế, tán đều lên các khu vực của những vết bẩn cứng đầu và đợi tầm 20 phút. Sau khi đã hút sạch vết bẩn và mùi của vết ố bẩn, bạn dùng khăn khô hoặc máy hút bụi để lấy đi lớp bột ban đầu đã rắc.
Khăn mềm là vật dụng mà bất cứ ngôi nhà nào cũng có. Do đó nếu cần vệ sinh gấp mà bạn chưa chuẩn bị baking soda, chanh hay giấm táo thì có thể dùng khăn thấm qua 1 ít nước, vắt khô, trải lên ghế và dùng cây hoặc tay đập lên để bụi bay dính vào khăn.
Chanh có axit nhẹ nên khi bạn trộn với cream tartar theo tỷ lệ 1:1 sẽ tạo nên hỗn hợp sền sệt thích hợp để vệ sinh vải nỉ. Khi hoàn tất việc pha trộn, bạn bôi trực tiếp chúng lên bề mặt sofa và để trong 10 phút để lớp bẩn được hút ra khỏi bề mặt. Cuối cùng, bạn dùng giấy mềm hoặc khăn khô để chùi đi hỗn hợp đó và loại bỏ vết ố bẩn.
Cồn Isopropyl là hóa chất dễ gây cháy, không màu, mùi hắc, không độc hại, dễ dàng bị bay hơi khi đặt ngoài không khí, tan trong nước và các dung dịch khác. Dựa vào các đặt tính đó mà cồn được sử dụng phổ biến trong việc dọn dẹp, sát khuẩn, hòa tan dầu mỡ và chống nhiễm trùng. Để dùng dung dịch này, bạn có thể pha loãng cồn Isopropyl với nước từ 35-50% tùy theo mục đích sử dụng. Cụ thể, các bước sử dụng cồn như sau:
Lưu ý: Khi chọn phương pháp vệ sinh này, bạn cần chà miết trước trên dịch tích nhỏ và đợi trong 15 phút trước để xem có phản ứng gì khiến chất vải bị phai màu hay không.
Nếu ghế sofa bằng nỉ của bạn bị các vết nấm mốc ký sinh thì nhất định phải dùng rượu để xử lý.
Bước 1: Pha chế hỗn hợp rượu và nước ấm theo công thức 1:1
Bước 2: Dùng khăn sạch có sợi lông mềm mịn để nhúng vào hỗn hợp bạn vừa pha chế. Sau đó, bạn vắt kỹ trước khi lau qua toàn bộ ghế. Lúc này, những vết nấm mốc, vi khuẩn bám trên bề mặt vải nỉ sẽ được loại bỏ triệt để bởi cồn trong rượu.
Bước 3: Để làm khô ghế nhanh chóng, bạn nên dùng máy sấy ở chế độ gió mát
hoặc nếu thuận tiện thì bạn có thể di chuyển nó đến gần cửa sổ hoặc nơi không khí thoáng đãng.
Lưu ý: Nếu nồng độ cồn trong rượu quá cao có thể làm phai màu của ghế sofa, khiến nó trông cũ hơn so với tình trạng ban đầu.
Trong giấm có đến 7-20% là hoạt chất Axit axetic nên dung dịch này dễ dàng loại bỏ các vết bẩn, mảng bám một cách hiệu quả và an toàn. Giấm cũng là loại gia vị mà hầu hết các hộ gia đình đều có nên nó thường được sử dụng để vệ sinh vật dụng trong nhà, đặc biệt là ghế sofa nỉ.
Không chỉ những vết bẩn, cát bụi li ti mà cả tóc và lông động vật cũng là điều khiến chiếc ghế sofa vải nỉ của bạn trông kém sạch sẽ hơn. Khi đó, để dọn dẹp nhanh chóng và không tốn quá nhiều thời gian thì máy hút bụi hay hút thảm chính là sự lựa chọn hoàn hảo.
Lưu ý: Bạn cần quan sát và chọn đúng đầu bàn chải của máy hút bụi để tránh nhiệt độ quá nóng làm hư hại đến lớp nỉ của ghế.
Để trải nghiệm ngồi ghế được thoải mái thì chiếc ghế sofa vừa phải sạch vừa phải thơm. Vậy Vệ sinh công nghiệp 5S Japan sẽ hướng dẫn bạn cách để khử mùi sau khi vệ sinh ghế sofa:
Hy vọng qua 8 cách vệ sinh ghế sofa nỉ mà Vệ sinh công nghiệp 5S Japan vừa nêu trên sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình giặt ghế sofa nỉ của mình. Trong trường hợp không có thời gian, chất liệu nỉ đặc biệt cần được vệ sinh chuyên nghiệp, bạn hãy liên hệ cho Vệ sinh công nghiệp 5S Japan thông qua 0889338090 để được hỗ trợ tận nơi.